EPP là gì ? Hướng dẫn lựa chọn EPP cho doanh nghiệp
Vai trò của EPP ? Hướng dẫn lựa chọn EPP cho doanh nghiệp như thế nào ? Ở bài trước, NSV đã giới thiệu EPP là gì và cách lựa chọn triển khai ra sao, thì ở bài viết này NSV sẽ làm đi sâu hơn về vai trò cũng như là hướng dẫn doanh nghiệp chi tiết hơn trong việc lựa chọn giải pháp EPP cho công tác bảo mật. Người ta hay nhầm lẫn giữa EPP code dùng cho quản trị website và EPP bảo mật, và ở đây cái mà NSV nói đến đó là EPP – Endpoint Protect Platform – bộ tích hợp bảo vệ điểm cuối.
EPP là gì
EPP có nghĩa là bảo vệ thiết bị đầu cuối. Nó được thiết kế để bảo vệ thiết bị đầu cuối trong nên tảng CNTT doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ dự phòng mã hóa dữ liệu để bảo vệ dữ liệu ở phần còn lại. EPP bảo vệ doanh nghiệp khỏi các xâm hại từ virus, phần mềm gián điệp, lừa đảo và truy cập trái phép.
Vai trò của EPP
Sự ra đời của EPP như một giải pháp tích hợp và tập trung các giải pháp bảo vệ điểm cuối vào một nền tảng duy nhất giúp cho bên IT của tổ chức/doanh nghiệp có thể quản lý nhiều công nghệ/giải pháp endpoint khác nhau nhưng vẫn duy trì được hiệu quả, nhằm bảo vệ cho nhiều loại thiết bị khác nhau từ server, desktop, laptop, smartphone, máy in, router cho đến các thiết bị cảm biến.
Xem lại Endpoint protection là gì ? Cách lựa chọn và triển khai để biết EPP là gì
Có bao nhiêu loại EPP
Có rất nhiều loại EPP nhưng tiêu biểu đó là :
- anti-malware
- web browser security
- mobile device security
- endpoint detection and response (EDR)
Hướng dẫn lựa chọn EPP cho doanh nghiệp
Khá phức tạp, nhưng nếu đi theo trình tự sau đây của NSV thì sẽ đơn giản hơn nhiều. Đầu tiên phải dựa vào 3 yếu tố sau đây để kiểm tra lại các giải pháp endpoint trong doanh nghiệp của mình và xem những giải pháp đó có còn phù hợp khi triển khai EPP hay không. 3 yếu tố đó chính là :
- Attack prevention: Khả năng phòng ngừa các cuộc tấn công.
- Detection: khả năng phát hiện.
- Remediation: khả năng khắc phục.
Kế tiếp, hãy xem rằng EPP đó có thỏa mãn những tiêu chí cơ bản sau đây hay không :
Tiêu chí 1 : 1 EPP phải được tích hợp nhiều công nghệ để phát hiện và khắc phục các mối đe dọa như web browser security (bảo vệ trình duyệt web), threat vector blocking (khóa vec-tơ đe dọa), credential theft monitoring (giám sát trộm cắp thông tin xác thực), …. Mà đặc biệt phải là 2 công nghệ endpoint detection and response (phát hiện điểm cuối và phản hồi) và data loss prevention (ngăn thất thoát dữ liệu).
Tiêu chí 2 : EPP phải được cập nhật liên tục để bắt kịp với những mối đe dọa mới nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới để có thể ngăn chặn và khắc phục kịp thời.
Tiêu chí 3 : EPP cần được xây dựng trên một framework có khả năng hỗ trợ chia sẻ thông tin giữa các sản phẩm bảo mật với nhau và bao gồm các sản phẩm của bên thứ ba.
Tiêu chí 4 : EPP có khả năng quản lý tập trung nên đội ngũ an ninh mạng doanh nghiệp sẽ cảm thấy dễ thở hơn khi quản lý. Và EPP phải có bảng giao diện đơn giản, dễ nhìn, hiển thị đầy đủ KPI, cảnh báo, trạng thái bảo mật hiện tại…..
Với những gì đã nêu ở trên hy vọng rằng quý doanh nghiệp đã có được cho mình nhiều kiến thức mới cũng như khi nghe đến EPP là phân biệt được giải pháp EPP cũng như EPP code là gì. Nếu quý doanh nghiệp vẫn còn phân vân chưa biết mình nên chọn EPP của hãng nào thì NSV xin được gửi đến một giải pháp vô cùng thiết thực đó chính là EPP – Cylance Protect Cat. Đây là phần mềm diệt virus bảo vệ người dùng một cách ưu việt nhất nhờ sử dụng công nghệ AI, ngăn chặn sự xâm nhập của các thành phần có hại và lỗ hổng zero-day. Liên hệ hotline 0243. 881.3189 hoặc 0243.881.3190 để được tư vấn rõ hơn về sản phẩm.